THƯ VIỆN TỈNH LÀO CAI

http://thuvientinhlaocai.vn


Phát huy vai trò và nguồn lực của Thư viện tỉnh góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Thực hiện Quyết định số 208 ngày 27/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 70 ngày 1/4/2015 triển khai Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, mục tiêu đề ra là từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất hệ thống thư viện; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ trong thư viện.
Phát huy vai trò và nguồn lực của Thư viện tỉnh góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đặc biệt là huy động tối đa các nguồn lực và khai thác có hiệu quả hệ thống thư viện nhằm phát triển phong trào xây dựng xã hội học tập, có sức lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân. Để góp phần xây dựng xã hội học tập, tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời thời gian qua Thư viện tỉnh đã tập trung thực hiện:
            + Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy nguồn lực thông tin vốn tài liệu hiện có, nâng cao hiệu quả, chất lượng vốn tài liệu bổ sung, mở rộng các dịch vụ mới trong thư viện
            + Tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động giới thiệu sách báo, tổ chức vận động, quyên góp sách báo xây dựng mô hình thư viện, tủ sách cơ sở, thư viện trường học. Xây dựng và ký kết các chương trình phối hợp với Trại tạm giam CA tỉnh Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, Thư viện Dân tộc huyện Hà Khẩu – Trung Quốc…
            + Triển khai các mô hình Thư viện lưu động phục vụ thiếu nhi, cấp thẻ trực tiếp tại các trường học, cơ quan có nhu cầu, cấp thẻ trực tuyến, mở thêm điểm phục vụ sách hè cho Thiếu nhi, tổ chức hoạt động giáo dục, thăm quan, trải nghiệm tại Thư viện… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng độc giả đến và sử dụng vốn tài liệu thư viện
            + Tăng cường công tác xây dựng tủ sách cơ sở tại 9 huyện, thành phố, thực hiện luân chuyển sách báo xuống phòng đọc sách cơ sở, cơ quan đơn vị, nhất là trường học trên địa bàn. Tăng cường ứng dụng CNTT, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Iternet công cộng tại Việt Nam…

 Những hoạt động trên đã tạo phong trào học tập sâu rộng có sức lan tỏa cho mọi tầng lớp nhân dân, góp phần tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đáp ứng nhu cầu học tập, thông tin và giải trí của cán bộ và nhân dân. Tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, đặc biệt gắn với việc xây dựng NTM nhằm nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và xây dựng thành công Chương trình NTM trong toàn tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay đơn vị đang gặp khá nhiều khó khăn để có thể tiếp tục tích cực tham gia vào việc đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong nhân dân. Cụ thể, Thư viện tỉnh có trụ sở, cơ sở khang trang, nhưng trang thiết bị để mở rộng các phòng phục vụ, dịch vụ thư viện và thay đổi chuẩn nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ VH -TT&DL còn rất nhiều khó khăn. Kinh phí được cấp còn hạn chế, chưa làm tốt việc tăng cường nguồn lực thông tin và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ theo như tiêu chí trong phân hạng thư viện cấp tỉnh. Thư  viện tỉnh hiện có hơn 150.000 bản sách, 155 loại báo, tạp chí lưu kho, trung bình mỗi năm tiến hành cấp mới và gia hạn trên 2000 thẻ bạn đọc, phục vụ gần 300.000 lượt độc giả đến thư viện. Số lượng sách, báo tạp chí trên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân thông qua hoạt động của hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở.
Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của đơn vị để thực hiện đổi mới phát triển hoạt động thư viện trong những năm tới nhằm đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa lành mạnh cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn, tạo được hiệu quả xã hội tích cực. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thư viện, xây dựng thư viện thân thiện, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dân có thể đọc, khai thác thông tin, thực hiện việc học tập suốt đời, thu hút được nhiều đối tượng đến sử dụng thư viện. Trong thời gian tới, Thư viện tỉnh xác định đổi mới phương thức hoạt động theo hướng cụ thể như sau:
+ Tăng cường ứng dụng CNTT, chú trọng xây dựng nguồn lực thông tin điện tử, xây dựng nguồn vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của nhân dân. Đặc biệt chú ý đối tượng người dân tộc thiểu số, người khiếm thị, trẻ em; Chú trọng phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, nhất là mạng lưới thư viện phục vụ nông thôn; Tăng cường công tác phục vụ lưu động, luân chuyển sách, báo; khuyến khích các thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng; Xây dựng thư viện điện tử phục vụ cho nhu cầu đọc sách và tra cứu khai thác thông tin trên mạng Internet. 
+ Phát triển các loại hình dịch vụ trong và ngoài thư viện theo hướng hiện đại và các dịch vụ thư viện trực tuyến qua mạng Internet; Nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, đổi mới hoạt động cấp thẻ thư viện; Tăng cường công tác luân chuyển và phục vụ lưu động sách đến hệ thống thư viện cơ sở vùng sâu, vùng xa, các thư viện trường học, thư viện tủ sách cơ quan đơn vị trên địa bàn nằm trong các Chương trình phối hợp giữa ngành Văn hóa và các ban, ngành liên quan
+ Kết nối các thư viện trong hệ thống (thư viện tỉnh, 8 huyện, 1 thành phố) với thư viện các trường, phát triển các tủ sách xã, thôn bản để phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân góp phần xây dựng NTM
+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng thông tin cho bạn đọc trong và ngoài thư viện sử dụng các dịch vụ thư viện, định hướng đọc lành mạnh và cách thức đọc sách, báo thông qua các hoạt động sự kiện, hoạt động ngoại khóa, phục vụ lưu động. Chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức thông tin đối với các nhóm người dùng tin, trước hết là đối với học sinh, sinh viên
+ Xây dựng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn thư viện có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề và có đủ trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trên, Thư viện tỉnh chú trọng đưa ra một số các giải pháp sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc thực thi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thư viện
2. Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo địa phương từ tỉnh đến xã, cải thiện được vị trí, vai trò và hình ảnh của thư viện trong xã hội, trong ngành Văn hóa. Hoạt động thư viện phải gắn liền với yêu cầu, tình hình thực tế tại địa phương
3. Nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc mang tính chuyên nghiệp, tăng cường nghiên cứu nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa thư viện, vận động, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thư viện. Tiến tới đưa thiết chế Thư viện trở thành một môi trường sinh hoạt văn hóa tinh thần nhân văn của địa phương
4. Đổi mới tư duy, phương pháp quản lý, điều hành, khích lệ tính tự giác, tự nhận nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò tập thể, khuyến khích xây dựng những cách làm hay, ý tưởng mới nhằm thu hút và phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc
5. Xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai theo tháng, quý, năm, phân công nhiệm vụ các phòng chuyên môn, các cá nhân, tăng cường đôn đốc, kiểm tra và thực hiện theo tiến độ kế hoạch đã xây dựng
Có thể nói, muốn phát huy hiệu quả của Đề án thì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và sự tham gia của toàn xã hội về tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong các thư viện, có như vậy mới mang lại hiệu quả thiết thực cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn./.
 
 

Vy Kiều Kim
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây