Văn Bàn nỗ lực xóa bỏ tập tục lạc hậu trong hôn nhân

Thứ ba - 21/09/2021 21:39 370 0

Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Văn Bàn thực hiện nhiều giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Ðề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025”.

Nậm Xé là xã khó khăn của huyện Văn Bàn. Trước năm 2015, tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp ở tất cả các thôn, bản; độ tuổi tảo hôn phổ biến từ 16 đến 18 tuổi đối với nam, 15 - 17 tuổi đối với nữ, cá biệt có trường hợp 14 tuổi, tập trung chủ yếu là dân tộc Mông. Bên cạnh đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra. Đồng chí Vàng A Tớ, Chủ tịch UBND xã Nậm Xé cho biết: Lâu nay, đồng bào Mông ở đây vẫn có quan niệm: Khi con cái trưởng thành, phải kết hôn với anh em cùng dòng tộc thì mới thương nhau. Ngoài ra, việc kết hôn chỉ cần sự chấp thuận của cha mẹ hai bên hoặc sự đồng ý của người đứng đầu dòng họ, sự chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng xóm. Các cặp kết hôn sớm do không được pháp luật thừa nhận nên khi sinh con đều phải khai sinh con ngoài giá thú, khi đủ tuổi mới đăng ký kết hôn và làm thủ tục nhận cha cho con, gây khó khăn trong công tác quản lý hộ khẩu trên địa bàn xã.

Cán bộ y tế huyện Văn Bàn tuyên truyền, hướng dẫn người dân kế hoạch hóa gia đình, không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.                 Ảnh: TL
Cán bộ y tế huyện Văn Bàn tuyên truyền, hướng dẫn người dân kế hoạch hóa gia đình, không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: TL

Trước thực trạng đó, năm 2016, Ban Chỉ đạo phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tỉnh đã chọn xã Nậm Xé để triển khai mô hình điểm. Mô hình được thực hiện trong 3 năm (2016 - 2018) với các hoạt động như tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phát tài liệu tới từng hộ, tổ chức tọa đàm, xây dựng quy ước, hương ước phù hợp với thực tế của từng thôn, bản và đưa nội dung phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào quy ước để người dân ký cam kết thực hiện… Sau 3 năm, số vụ tảo hôn giảm trung bình 50%/năm, hôn nhân cận huyết thống từ năm 2016 đến nay đã không còn xảy ra trên địa bàn xã.

Cùng với Nậm Xé, các địa phương khác trên địa bàn huyện Văn Bàn đã xây dựng nhiều mô hình nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhận cận huyết, như “Gia đình hạnh phúc”, “Cha mẹ nuôi dạy con tốt”, “Chia sẻ và trách nhiệm”, “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”… UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2021 - 2025”. UBND huyện cũng tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn bám sát chỉ đạo của tỉnh, của huyện, đặc biệt là nội dung Chỉ thị số 33 ngày 30/10/2017 của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Trung ương, của tỉnh được các ban, ngành, đoàn thể trong huyện triển khai hằng năm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 33-CT/TU của Tỉnh ủy... Công tác phối hợp vận động, xử lý vi phạm đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các hộ gia đình cho con, em cưới tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy ước, hương ước thôn, bản, tổ dân phố. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, giai đoạn 2016 - 2020, huyện Văn Bàn chỉ có 1 cặp hôn nhân cận huyết thống.

Thời gian tới, để giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, huyện Văn Bàn tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường tuyên truyền nội dung Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025” bằng nhiều hình thức, như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các lớp tập huấn, bồi dưỡng báo cáo viên, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số…

Cùng với đó, địa phương phát huy vai trò của các hội, đoàn thể, người cao tuổi, người có uy tín trong tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, thay đổi hành vi, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; đưa nội dung tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, dân số và kế hoạch hóa gia đình, Luật Bình đẳng giới vào các buổi sinh hoạt tổ, nhóm, câu lạc bộ của các chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên, chương trình ngoại khóa tại các trường THCS, tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới…

Nguồn tin: baolaocai.vn/bai-viet/347405-van-ban-no-luc-xoa-bo-tap-tuc-lac-hau-trong-hon-nhan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Văn Bản

16/2023/TT-BVHTTDl

Thông tư ban hành quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế kỹ thuật và hướng dẫn triển khai thực hiện

Thời gian đăng: 29/03/2024

lượt xem: 146 | lượt tải:43

25/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND Bổ sung điểm c khoản 2 Điều 9 của quy định về các loại phí

Thời gian đăng: 29/03/2024

lượt xem: 127 | lượt tải:28

1346/QĐ-BVHTTDL

Bộ VHTTDL Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030”

Thời gian đăng: 29/03/2024

lượt xem: 289 | lượt tải:131

830QĐ-BVHTTDL

Quyết định số 830/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện

Thời gian đăng: 29/03/2024

lượt xem: 324 | lượt tải:115

03/2023/TT-BVHTTDL

Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; hình thức, nội dung và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, di sản văn hóa, văn hóa cơ sở, tuyên truyền viên văn hóa, ngh

Thời gian đăng: 29/03/2024

lượt xem: 269 | lượt tải:0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây