“Khi chúng ta già”- Tập thơ viết cho tiếng lòng
Kỷ niệm 108 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910-8/3/2018), trân trọng giới thiệu đến bạn đọc tập thơ “Khi chúng ta già” của nữ tác giả Nguyễn Thị Việt Hà.
“Khi chúng ta già” là một tập thơ gồm 5 chương với 62 bài thơ ngắn được trình bày hoàn toàn bằng chữ viết tay bởi tác giả Nguyễn Thị Việt Hà. Tập thơ giống như một câu chuyện được kể lại theo dòng thời gian cuộc đời, câu chuyện tình của những người từ khi còn trẻ cho đến lúc về già vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của tình yêu: “Khi chúng ta già mình sẽ vẫn yêu nhau chứ?. Vâng, hẳn nhiên rồi, đến khi tim chúng ta không nhận không khí… Mình sẽ làm gì lúc ấy?. Nuôi thêm mấy con gà đẻ trứng. Anh đọc sách, em pha trà. Trước hiên nhà em tưới mấy luống hoa… ”
“Khi chúng ta già” với những vần thơ giản dị, mộc mạc mà sâu kín. Là tiếng lòng của chính tác giả. Và ta bắt gặp nơi đây những điều rất quen thuộc như của chính chúng ta vậy: “Khi chúng ta già, con cháu chúng ta đã lớn… Chúng thuộc về đám đông, di chuyển rất nhanh về phía trước. Chân chúng mình run… Chúng mình không kịp bước… Mình nương tựa vào nhau, nuôi gà, trồng rau và gói cả thế giới vào lòng bàn tay”
Nguyễn Thị Việt Hà, sinh năm 1978, là một giáo viên, viết văn, viết báo và giành được nhiều giải thưởng uy tín của các cuộc thi văn học: Giải Nhất cuộc thi Văn học trẻ; Giải Nhất Netbuttrian; Giải A báo Nhân dân thể loại phóng sự; Giải Nhất bút ký do Hội Nhà báo Cà Mau tổ chức; Giải Nhì thơ Hướng về Trường Sa do báo Tuổi trẻ tổ chức…
“Thơ Việt Hà ám ảnh người ta bằng những điều giản dị, giản dị như ngày, như đêm, như cuộc sống…”
Tập thơ “Khi chúng ta già” hiện có tại Thư viện tỉnh Lào Cai. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Đỗ Anh
Các bài khác...
- “Hạnh phúc đích thực”- Cuộc trò chuyện thú vị
- “Dấu ấn lịch sử cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” - Bản anh hùng ca bất diệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng!
- Bức thư của người đàn bà không quen - Tận cùng của sự cô đơn!
- Người mẹ tốt hơn người thầy tốt
- Điểm dối lừa = Deception point : Tiểu thuyết / Dan Brown ; Biên dịch: Văn Thị Thanh Bình ; Hiệu đính: Trần Bình Minh. - H. : Văn hóa thông tin, 2014. - 719 tr. ; 24 cm (Kho: D.038382, M.049444, M.049445)
- Giới thiệu sách: Biểu tượng thất truyền = The lost symbol
- Giới thiệu sách: 30 năm tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc/ Phạm Quý Thích.- Hà Nội: Thanh niên, 2010.- 331 tr.; 21cm.
- Giới thiệu sách: Bức thư của người đàn bà không quen; Nhà xuất bản: Văn học - 2016
Chuyên mục phụ
-
Tìm hiểu hiến pháp Việt Nam
- Số bài viết:
- 41
Dành cho bạn đọc
Liên kết website
Đang online
Đang có 39 khách và không thành viên đang online
Thống kê truy cập
- Số lần xem các bài viết
- 1136853