Tạo hành lang pháp lý phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc

Thứ sáu - 15/03/2019 10:10 851 0

(ĐCSVN) – Luật Thư viện được ban hành sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý phát triển sự nghiệp thư viện; phát triển văn hóa đọc; khuyến khích cộng đồng, xã hội tham gia và thiết lập cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động thư viện...

Tạo hành lang pháp lý phát triển sự nghiệp thư viện và văn hóa đọc

 

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trình bày Tờ trình dự án Luật Thư viện
(Ảnh: daibieunhandan.vn)

Sáng ngày 13/3, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thư viện.

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Thư viện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/12/2000 đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thư viện, góp phần thúc đẩy sự nghiệp thư viện phát triển, phục vụ nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của người dân. Sau hơn 18 năm thi hành, Pháp lệnh Thư viện đã bộc lộ nhiều bất cập: chưa bao quát được hết mọi vấn đề, quan hệ xã hội mới phát sinh. Mặt khác, sự phát triển và thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp 2013, các đạo luật quan trọng được ban hành khiến nhiều quy định của Pháp lệnh không còn phù hợp.

Luật Thư viện được ban hành sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý phát triển sự nghiệp thư viện; phát triển văn hóa đọc; khuyến khích cộng đồng, xã hội tham gia và thiết lập cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động thư viện; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; tạo cơ sở pháp lý nâng cao năng lực để thư viện thực hiện tốt vai trò là trung tâm thông tin, văn hóa, giáo dục hữu ích, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, lợi ích hưởng thụ văn hóa và học tập suốt đời của nhân dân, góp phần truyền bá tri thức nhân loại, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, xây dựng xã hội học tập và phát triển con người Việt Nam toàn diện.

Dự thảo Luật Thư viện có 7 chương, 51 điều, sửa đổi bổ sung 19 điều, quy định mới 32 điều so với Pháp lệnh và các quy định hiện hành; quy định về thành lập thư viện; hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; xếp hạng và đánh giá hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện.

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, về tổng thể, dự thảo Luật đã kế thừa những nội dung cơ bản của Pháp lệnh Thư viện, tiếp cận xu hướng phát triển của thư viện nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với Hiến pháp và các đạo luật liên quan. Điểm mới của dự thảo Luật so với Pháp lệnh là bổ sung 2 chương về hoạt động thư viện, xếp hạng và đánh giá hoạt động thư viện; mở rộng phạm vi điều chỉnh và bổ sung đối tượng áp dụng, thư viện số, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thư viện.

Tuy nhiên, so với mục tiêu xây dựng Luật, Ủy ban thẩm tra nhận thấy, tổng thể cấu trúc còn chưa hợp lý, thiếu những quy định khái quát để tạo hành lang pháp lý cho phát triển các loại hình thư viện, phát triển văn hóa đọc, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH bày tỏ mong muốn sau khi Luật này ra đời, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ do các thư viện cung cấp sẽ tăng lên; thúc đẩy văn hóa đọc đang dần suy giảm, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với thông tin, tri thức ngày một nhiều hơn.

Đối với quy định về phân loại thư viện, các ý kiến băn khoăn về việc phân loại thư viện theo chủ thể thành lập như thư viện công lập và thư viện ngoài công lập. Cách phân loại này mới chỉ tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Trong khi đó, xu hướng chung trên thế giới, thư viện được phân loại theo chức năng, nhiệm vụ. Vì vậy, cần xem xét lại quy định này để giúp cho việc hình thành mạng lưới thư viện, xác định rõ tính đặc thù, đối tượng của từng thư viện, từ đó có chính sách tập trung, xây dựng những thư viện trọng điểm, đáp ứng yêu cầu chính đáng của công dân.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng việc xây dựng thư viện số hay kho tài nguyên số đang là xu hướng phát triển của thư viện hiện đại, đặc biệt khi thói quen và phương thức tiếp nhận thông tin của xã hội có rất nhiều thay đổi. Do đó, để phù hợp với xu thế chung, dự án luật cần quy định rõ về bản quyền trong thư viện số/số hóa tài liệu, về phát triển thư viện số và việc đầu tư phát triển thư viện số, bởi đây là những vấn đề vướng mắc trong việc phát triển thư viện số hiện nay.../.

Tú Giang
Nguồn: http://www.dangcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Văn Bản

16/2023/TT-BVHTTDl

Thông tư ban hành quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế kỹ thuật và hướng dẫn triển khai thực hiện

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 501 | lượt tải:90

16/2023/TT-BVHTTDL

Thông tư 16/2023/TT-BVHTTDL

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 291 | lượt tải:56

25/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND Bổ sung điểm c khoản 2 Điều 9 của quy định về các loại phí

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 472 | lượt tải:80

07/2023/TT-BVHTTDL

Thông tư 07/2023/TT-BVHTTDL

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 283 | lượt tải:56

1346/QĐ-BVHTTDL

Bộ VHTTDL Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030”

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 673 | lượt tải:232
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây