GTS NHÂN DỊP KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ VIỆT NAM (27/7/1947 – 27/7/2023): HUYỀN THOẠI CỦ CHI

Thứ năm - 27/07/2023 14:22 208 0
Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về phía Tây Bắc, huyện Củ Chi được biết đến là một căn cứ địa cách mạng nổi tiếng kiên cường trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ở đó có Địa đạo Củ Chi đã trở thành huyền thoại và là một kỳ tích trong lịch sử chiến tranh chống kẻ thù xâm lược, với hơn 200km chiều dài của một hệ thống đường hầm vô cùng quy mô, phức tạp và cũng hết sức khoa học, để từ đó chống lại một kẻ địch có sức mạnh quân sự lớn nhất thời đại. ‘’Địa đạo Củ Chi’’ trong suốt những năm chiến tranh không chỉ là công sự, là hầm trú ẩn mà còn đóng vai trò một công binh xưởng, cung cấp vũ khí, trang thiết bị chiến tranh thô sơ và thô sơ kết hợp với hiện đại nhằm tiêu diệt quân thù.
 
Cuốn sách Huyền Thoại Củ Chi
Cuốn sách Huyền Thoại Củ Chi
Cuốn sách “Huyền Thoại Củ Chi” nằm trong Dự án văn hóa uống nước nhớ nguồn tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc sẽ giúp bạn đọc thêm hiểu hơn về mảnh đất Củ Chi anh hùng, sự tri ân sâu nặng của những người đang sống trong đất nước hòa bình hôm nay đối với những người con ưu tú đã hiến dâng cuộc đời cho nền độc lập dân tộc Sách do Nhà báo, Nhà thơ Đoàn Mạnh Phương (Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam hội nhập) chỉ đạo thực hiện nội dung, với Ban biên soạn gồm Đặng Đình Chấn, Phạm Văn Thủy, Cao Hà, Phước Lập, Trí Đức. Sách do Nxb.Thông tin và Truyền thông xuất bản năm 2020 với 510 trang trình bày các nội dung gồm: Bác Hồ với đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ; Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược; Bài Văn bia Đền Bến Dược, Địa đạo Củ Chi - một kỳ tích anh hùng; Bí mật địa đạo Củ Chi; Sài Gòn  - Gia Định trong đại thắng mùa xuân 1975; Còn mãi ký ức về Trung đội nữ Du kích Củ Chi Anh hùng. 
Với những thành tích xuất sắc trong kháng chiến, quân và dân Củ Chi đã được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu ‘’Củ Chi – Đất thép Thành đồng’’ (ngày 17/9/1967) và được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam hai lần tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Tính đến nay, toàn huyện Củ Chi được tuyên dương: 19 xã Anh hùng; 39 Anh hùng LLVT nhân dân; 1.277 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 1.800 người được phong dũng sĩ; Được tặng thưởng hai Huân chương Thành đồng Tổ quốc và trên 500 Huân chương Quân công, Chiến công các hạng cho tập thể và cá nhân.
Nhưng, không có chiến thắng nào mà không có những hy sinh. Lập nên những chiến tích vinh quang ấy, quân dân Củ Chi cũng phải chịu nhiều hy sinh to lớn: Sơ bộ thống kê trong toàn huyện đã phải chịu: 50.454 trận càn quét; có 10.101 dân thường bị chết; trên 10.000 cán bộ, chiến sĩ trong huyện đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng quê hương; có 28.421 nóc nhà bị cháy; 20.000 ha ruộng rẫy và rừng bị phả... Chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề đối với quê hương Củ Chi, nhất là những mất mát đau thương về người và tình trạng đói nghèo trong nhiều năm sau ngày giải phóng. Đó là chưa kể hàng vạn chiến sĩ quân giải phóng mà quê hương ở mọi miền đất nước, đã ngã xuống trên mảnh đất này trong cuộc chiến đấu “một mất một còn” với quân thù... Rất nhiều người trong số đó đã không còn hài cốt, chỉ để lại dòng tên cùng quê hương đất nước trong nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của người thân và đồng đội đã một thời chia lửa nơi chiến trường máu lửa.
Dân tộc ta, nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ công ơn của các Anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong sự khắc ghi sâu nặng ấy, những trang Vàng lưu danh các liệt sỹ trong các cuốn sách thiêng để lại cho muôn đời sau chính là một sự tri ân thấm đẫm đạo lý truyền thuống ‘’Uống nước nhớ nguồn – Đền ơn đáp nghĩa các dân tộc’’. Cuốn sách thiên liêng ‘’Huyền Thoại Củ Chi’’ lưu danh 45.639 liệt sỹ hy sinh trên chiến trường Củ Chi trong hai cuộc kháng chiến là tiếng lòng thẳm sâu của những người đang sống mãi mãi không quên công ơn của những người đã ngã xuống cho đất nước được hòa bình, độc lập, tự do.
Sách hiện có mặt tại Thư viện tỉnh Lào Cai. Xin trân trọng gửi tới quý độc giả.

Nguồn tin: Phòng TTTM&XDPT:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Văn Bản

1346/QĐ-BVHTTDL

Bộ VHTTDL Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030”

Thời gian đăng: 21/09/2023

lượt xem: 93 | lượt tải:58

830QĐ-BVHTTDL

Quyết định số 830/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thư viện

Thời gian đăng: 21/09/2023

lượt xem: 93 | lượt tải:47

03/2023/TT-BVHTTDL

Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; hình thức, nội dung và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện, di sản văn hóa, văn hóa cơ sở, tuyên truyền viên văn hóa, ngh

Thời gian đăng: 21/09/2023

lượt xem: 89 | lượt tải:0

2114/QĐ-BVHTTDL

Ban hành Quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung, quy trình và định mức kinh tế-kỹ thuật trong hoạt động hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện và dịch vụ hỗ trợ học tập, nghiên cứu

Thời gian đăng: 21/09/2023

lượt xem: 89 | lượt tải:75

429

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ĐẾN NĂM 2021, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thời gian đăng: 21/09/2023

lượt xem: 944 | lượt tải:370
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây