THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ KỶ NIỆM 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1969-2024) VÀ 55 NĂM NGÀY MẤT CỦA NGƯỜI (02/9/1969- 02/9/2024)

Thứ hai - 26/08/2024 08:53 55 0
THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ KỶ NIỆM 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1969-2024) VÀ 55 NĂM NGÀY MẤT CỦA NGƯỜI (02/9/1969- 02/9/2024)

THƯ VIỆN TỈNH LÀO CAI

PHÒNG NGHIỆP VỤ CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG

***

Nhằm ôn lại, khẳng định giá trị lý luận thực tiễn sâu sắc trong Di chúc, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc đối với Người; củng cố và bồi đắp niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng; qua đó góp phần cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; ra sức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh theo tâm nguyện Di chúc của Người; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh thời đại, xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh...

Phòng Nghiệp vụ Công nghệ và Truyền thông- Thư viện tỉnh Lào Cai xây dựng Thư mục chuyên đề Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và 55 năm Ngày mất của Người (02/9/1969-02/9/2024).

Thư mục gồm 02 phần:

PHẦN I:

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1969-2024)

PHẦN II: THƯ MỤC SÁCH VỀ: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ DI CHÚC CỦA NGƯỜI

Trân trọng giới thiệu!

PHẦN I
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1969-2024)

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI, GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA DI CHÚC
1. Hoàn cảnh ra đời
- Năm 1965, nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/5/1965 Bác viết bản Di chúc với tiêu đề "Tuyệt đối bí mật" gồm ba trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Các năm 1966, 1967, Bác không có những bản viết riêng.
- Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm sáu trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói "về việc riêng" đã viết trong bản năm 1965, và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như chỉnh đốn lại Đảng, quan tâm gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước.
- Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. Sau đó, trong các ngày từ 11 đến ngày 19/5/1969, Bác còn tiếp tục sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Đúng 10 giờ ngày 19/5/1969, là kỷ niệm ngày sinh lần thứ 79 của Bác, Bác đọc lại lần cuối cùng tất cả các bản Di chúc đã viết trước đó, rồi xếp tất cả bỏ vào phong bì và cất đi…
- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người tháng 9/1969, gồm 4 trang in khổ 14,5 cm x 22 cm. Ngày 19/8/1989, Bộ Chính trị ra Thông báo số 151-TB/TW về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Di chúc công bố chính thức năm 1969 bảo đảm trung thành với bản gốc của Người. Nội dung chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó đoạn mở đầu là của bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là của bản viết năm 1968. Lúc đầu, vì những lý do nhất định, nên một số vấn đề trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được công bố, như: Việc căn dặn của Người về hoả táng thi hài; việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi; miễn giảm thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp... Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Người.
2. Giá trị của Di chúc
a. Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc, Nhân dân và sự nghiệp cách mạng
Di chúc là Tâm nguyện của Người: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Ý chí, niềm tin, tinh thần lạc quan cách mạng, trách nhiệm với Nhân dân của Người thể hiện sâu sắc ở dự báo về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và ngày thống nhất đất nước, ở những chỉ dẫn về công việc của sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Di chúc là tâm sự của một người đã suốt đời hy sinh hạnh phúc riêng tư, hiến dâng trọn cuộc đời cho Tổ quốc và Nhân dân; là tấm lòng chung thuỷ với “các nước anh em” và “bầu bạn khắp năm châu”.
b. Di chúc là công trình lý luận về xây dựng và củng cố Đảng cầm quyền
- Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng ta là Đảng cầm quyền”. Để đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và gắn bó máu thịt với Nhân dân, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Di chúc nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng, đó là: Giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phục vụ Nhân dân của mỗi cán bộ, đảng viên. Công tác chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng.
- Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp bền bỉ, dài lâu, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai một thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có như vậy mới thực hiện thành công lý tưởng xây dựng một xã hội mới, tiến bộ, văn minh. Bác dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là công việc bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Cách mạng Việt Nam không thể tách rời cách mạng thế giới. Sự vững mạnh của Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các đảng cộng sản và bè bạn quốc tế. Điều Bác dặn trong Di chúc “về phong trào cộng sản thế giới” chỉ dẫn định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, đó là nguyên tắc đoàn kết quốc tế dựa trên “nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình”.
c. Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở nước ta
- Di chúc là điểm kết tinh tư tưởng của Bác về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, mối quan hệ giữa công bằng và tiến bộ xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá trong xây dựng xã hội mới, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại, động lực lợi ích và chăm lo chu đáo tới cuộc sống con người, tư tưởng trọng dân, coi dân là gốc, là chủ thể của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
- Di chúc như một kế hoạch, một chương trình hành động của toàn Đảng, toàn dân về sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh với những chỉ dẫn về quản lý xã hội, như đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp hoàn cảnh mới, khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế, phát triển công tác vệ sinh, y tế, chính sách miễn thuế nông nghiệp cho nông dân, chính sách xã hội, công bằng xã hội...
- Giá trị văn hoá của Di chúc chỉ dẫn con đường, mục tiêu phát triển của nền văn hoá Việt Nam; trù tính, dự liệu về những cuộc vận động lớn giáo dục văn hoá trong toàn dân, toàn xã hội, lấy văn hoá chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền và văn hoá trong thể chế nhà nước - một nhà nước dân chủ pháp quyền của dân, do dân, vì dân làm sức mạnh tiêu biểu nêu gương thuyết phục Nhân dân. Qua lời dặn dò về việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến việc xây dựng một đời sống văn hoá mới; một lối sống tiết kiệm, không lãng phí; mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, môi trường sinh thái.
- Di chúc phác thảo những vấn đề quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, đổi mới là một tất yếu để phát triển; đổi mới là một cuộc đấu tranh bền bỉ, một quá trình xây dựng gian khổ, "là một công việc cực kỳ to lớn, nặng nề và phức tạp”, là “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Người yêu cầu, Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân.
- Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện nước ta phải đặc biệt chú trọng phát huy khả năng sáng tạo của dân, “động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” [1].
3. Ý nghĩa của Di chúc
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam hôm nay và tương lai.
Các bài học qua 55 năm thực hiện Di chúc vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục phát huy trong giai đoạn cách mạng mới. Đó là, bài học về tinh thần lạc quan và bản lĩnh khoa học cách mạng của Đảng; bài học về sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; bài học về thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình; bài học về sự quan tâm đặc biệt sâu sắc tới thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước; bài học về chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân; bài học về tinh thần cống hiến cho lý tưởng cách mạng.
II. THÀNH TỰU 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC
1. Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Thực hiện Di chúc, Đảng đã tập trung sức lực và trí tuệ lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành công cuộc cách mạng đưa cả nước đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Mặc dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, vừa phải thường xuyên đối phó với những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, vừa phải xây dựng cuộc sống mới từ một nền kinh tế lạc hậu, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, vừa phải làm nghĩa vụ quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã phấn đấu gian khổ và thu được những kết quả hết sức quan trọng, khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh; tiến hành thắng lợi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
2. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bước đầu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho Nhân dân
55 năm thực hiện Di chúc của Người và sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn và từng bước được hiện thực hóa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và tăng trưởng liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 40 năm qua với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt khoảng 430 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, lên mức khoảng 4.300 USD năm 2023; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 (khoảng 7.500 USD). Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp và dịch vụ phát triển khá nhanh, liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 88% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2023 đạt gần 700 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 355 tỉ USD, xuất siêu đạt mức kỷ lục 28 tỉ USD; Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2023. Đầu tư nước ngoài liên tục phát triển, vốn đăng ký tăng 32%, vốn thực hiện tăng 3%, đạt 23 tỉ USD trong năm 2023, cao nhất từ trước đến nay; và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu ASEAN về thu hút FDI. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức quốc tế đánh giá đứng thứ 46/132 nước được xếp hạng.
Việt Nam có gần 80% dân số sử dụng Internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2022, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,737, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có trình độ phát triển cao hơn. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức xếp thứ 65/137 quốc gia được xếp hạng.
Việt Nam tập trung hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2014; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 20 lần trong gần 40 năm qua; có gần 99% số người lớn biết đọc, biết viết. Diện bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện đến nay đã đạt mức 93,35% (năm 1993 mới chỉ là 5,4%); y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được tăng cường. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2023.
Tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực. FDI thực hiện đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Du lịch tiếp tục phục hồi nhanh với gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng 8 bậc, xếp thứ 107/193. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai đồng bộ, toàn diện, là điểm sáng ấn tượng.
Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.
3. Xây dựng Đảng thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đảng và trong toàn xã hội
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và đang trở thành tư tưởng chính trị chủ đạo trong đời sống của đất nước. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được được đẩy mạnh, được tổng kết qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, chỉ tính riêng 10 năm gần đây, ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đều bàn và ban hành những nghị quyết, kết luận, quy định hết sức quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể, rõ ràng hơn so với lần trước [2]. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả rõ rệt, đột phá, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Đảng và xã hội. Đặc biệt, Chỉ thị số 05- CT/TW và Kết luận 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đã góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tạo ra những đột phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ trong phong trào học tập và làm theo Bác, đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân tiên tiến, điển hình, thực sự có sức lan tỏa trong xã hội, khơi dậy tình cảm, động lực, tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và mong muốn cống hiến, phụng sự đất nước trong mọi tầng lớp xã hội, cổ vũ toàn thể Nhân dân ta kiên định, hăng hái, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thông qua quá trình tự đổi mới và chỉnh đốn, Đảng được củng cố, bảo vệ và phát triển, đáp ứng yêu cầu và tình hình nhiệm vụ cách mạng đặt ra, khẳng định được vị thế là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, xã hội, có vai trò quan trọng đối với những thành công to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới.
4. Chăm lo, xây dựng đào tạo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng luôn quan tâm chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ, coi đây là lực lượng kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng. Các cấp ủy đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị, toàn xã hội thực hiện tốt hơn công tác thanh niên và chăm lo xây dựng Đoàn. Đảng đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Nhà nước đã ban hành Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên và nhiều chính sách về công tác thanh niên, tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên rèn luyện cống hiến trưởng thành. Công tác đoàn và phong trào thanh niên từng bước phát triển, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng, số thanh niên trở thành đoàn viên, đảng viên ngày càng tăng. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên, công tác thanh niên đã có chuyển biến tích cực.
Công cuộc đổi mới đất nước đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước; luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tiền đồ phát triển của đất nước.
5. Xây dựng tinh thần quốc tế vô sản chân chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng cao vị thế đất nước trong hội nhập quốc tế
Thực thi đường lối đối ngoại đúng đắn theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, nước ta đã mở rộng, làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao với 193 nước, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện. Đặc biệt, nước ta hiện đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, và mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã và đang thể hiện tốt vai trò là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế; có nhiều sáng kiến, đề xuất và chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của ASEAN, tổ chức Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lý luận, chính sách “ngoại giao cây tre” đã tạo những bước ngoặt có tính lịch sử, thay đổi về chất trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác lớn, tạo nên vị thế, uy tín và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
III. PHÁT HUY THÀNH TỰU 55 THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2025 VÀ NĂM 2030, XÂY DỰNG MỘT NƯỚC VIỆT NAM NGÀY CÀNG GIÀU MẠNH, VĂN MINH, VĂN HIẾN VÀ ANH HÙNG
1. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước
Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo tổ chức thực hiện là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.
Đại hội XIV của Đảng là một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, có ý nghĩa định hướng tương lai; tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; phấn đấu mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Nước ta sẽ là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
2. Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong thời gian tới cần phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để "không thể, không dám, không muốn tham nhũng".
3. Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Các văn kiện của Đảng, nhất là nghị quyết từ Đại hội Đảng lần thứ IX đến lần thứ XIII đều khẳng định văn hóa là nền tảng xã hội, xác định “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học... Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Văn hóa được xác định “là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thực hiện các nghị quyết của Đảng về văn hóa và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, các cấp ủy đảng, chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, để văn hóa phát triển hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại, làm cho nền văn hóa Việt Nam vừa giữ được cốt cách, bản sắc và “chất văn hóa” của truyền thống dân tộc, vừa bắt nhịp được với hơi thở của cuộc sống hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học và trình độ văn minh mà nhân loại, hướng đến chân - thiện - mỹ, vì sự hoàn thiện nhân cách và xây dựng con người Việt Nam.
4. Chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu rõ: “giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức cơ sở Đoàn tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên, sinh viên, tạo môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ trải nghiệm, tự rèn luyện mình, trưởng thành, phấn đấu, bổ sung lực lượng trẻ cho Ðảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
5. Tăng cường đoàn kết quốc tế, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại. Nắm chắc những quan điểm mới về ngoại giao nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng là: Ngoại giao là một “mặt trận”, giữ vai trò “tiên phong”, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh, “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”.
Trong thời gian tới, trước tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường, chúng ta cần chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối không được chủ quan, không để bị động, bất ngờ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn để phát triển đất nước. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Xử lý đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềng theo đúng tinh thần là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế; đánh giá đúng xu thế, nắm bắt trúng thời cơ. Phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại. Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương; giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại.
* * *
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tiếp tục hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng, đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục tiêu: phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng "cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Kỷ niệm 55 năm ngày Bác đi xa là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng tự soi rọi lại mình; phấn đấu xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân "xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" như ý nguyện của Người.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
 
 
PHẦN II
DANH MỤC SÁCH VỀ
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ DI CHÚC CỦA NGƯỜI

1. Toàn văn di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tái bản lần thứ 9. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2006. - 129 tr. ; 19 cm
     Tóm tắt: Trình bày một số vấn đề liên quan tới việc công bố di chúc của Hồ chủ tịch. Giới thiệu toàn văn di chúc của Bác. Tổng kết những thành tựu và hạn chế của Đảng và nhân dân ta sau 30 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ.
     Phân loại: 900 / T406V
     Ký hiệu kho: Kho luân chuyển: LC.019490
     Từ khoá: Hồ Chí Minh(1890-1969); Di chúc; Việt Nam

2. Bùi Kim Hồng (Chủ biên). Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản di chúc lịch sử / Bùi Kim Hồng chủ biên. - H. : Văn hóa thông tin, 2009. - 171 tr.: ảnh chân dung ; 21 cm. - (Tủ sách Danh nhân Hồ Chí Minh)
     Thư mục: tr.170
     Tóm tắt: Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quá trình viết di chúc của Người và nguyên văn bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết các năm 1965, 1968, 1969...
     Phân loại: 335.4346 / CH500T
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.029905
                          Kho Mượn: M.037245-37246
     Từ khoá: Hồ Chí Minh;  1890-1969; Tiểu sử; Di chúc; Lịch sử hiện đại; Việt Nam

3. Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh giá trị lịch sử và hiện thực / Biên soạn: Lê Minh Vụ chủ biên, Nguyễn Tiến Quốc, Nguyễn Bá Dương.... - H. : Quân đội nhân dân, 2009. - 433 tr. ; 21 cm
     ĐTTS ghi: Học viện chính trị
     Tóm tắt: Những kết quả đạt được qua 40 năm thực hiện di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh và đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong điều kiện mới
     Phân loại: 335.4346 / D300C
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.034387
     Từ khoá: Hồ Chí Minh(1890-1969); Di chúc; Việt nam

4. Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, một văn kiện lịch sử. - H. : Chính trị quốc gia, 2009. - 947 tr. ; 24 cm
     Tóm tắt: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện di chúc của Người ; Bác Hồ viết di chúc ; Thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
     Phân loại: 335.4346 / D300C
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.029953
                          Kho Mượn: M.037267
     Từ khoá: Hồ Chí Minh;  1890-1969; Di chúc; Văn kiện; Lịch sử; Việt Nam

5.  Giá trị nhân văn của di chúc Hồ Chí Minh : Kỷ yếu Hội thảo khoa học. - H. : Thanh Niên, 2010. - 266 tr. ; 21 cm. - (Bộ sách kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh)
     ĐTTS ghi: Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
     Tóm tắt: Tập hợp các bài viết, các tham luận tại hội thảo khoa học của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học  về vấn đề: Đảng, đoàn kết, thương binh liệt sỹ, thanh niên,... trong bản Di chúc của Hồ Chí Minh
     Phân loại: 335.4346 / GI-100T
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.031140
                          Kho Mượn: M.038704-38705
     Từ khoá: Hồ Chí Minh (1890-1969); Tư tưởng Hồ Chí Minh; Di chúc; Việt Nam; Giá trị nhân văn

6.  Học tập và làm theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh / Nguyễn Văn Bồng, Vũ Thị Hạnh, Nguyễn Mạnh Hùng... - H. : Chính trị Quốc gia, 2005. - 345 tr. ; 19 cm
     ĐTTS ghi: Trường Đại học Hồng Đức. Khoa khoa học xã hội
     Tóm tắt: Gồm một số bài viết nghiên cứu, giới thiệu, trình bày, phân tích những giá trị tinh thần to lớn toàn diện sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong bản di chúc lịch sử. Ca ngợi công lao to lớn của Bác đối với Đảng ta và dân tộc ta
     Phân loại: 335.4346 / H419T
     Ký hiệu kho: Kho Mượn: M.025130
     Từ khoá: Hồ Chí Minh(1890-1969); Di chúc; Tư tưởng Hồ Chí Minh

7.  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam theo di chúc Bác Hồ / Phan Thị Ánh Tuyết sưu tầm, tuyển chọn. - H. : Dân trí, 2019. - 199 tr. ; 19 cm
     Tóm tắt: Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh ; Giáo dục, bồ dưỡng thế hệ trẻ theo di chúc Bác Hồ và những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ
     Phân loại: 335.4346 / H419T
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.042079
                          Kho Mượn: M.055246
     Từ khoá: Tư tường; Đạo đức; Di chúc

8.  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo di chúc Bác Hồ / Phan Thị Ánh Tuyết sưu tầm, tuyển chọn. - H. : Dân trí, 2019. - 219 tr. ; 19 cm
     Tóm tắt: Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh ; Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo di chúc Bác Hồ và những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ
     Phân loại: 335.4346 / H419T
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.042078
                          Kho Mượn: M.055244-55245
     Từ khoá: Tư tường; Đạo đức; Di chúc

9.  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Giá trị nhân văn của di chúc Hồ Chí Minh / Phạm Thị Lai, Đinh Xuân Lâm, Lê Thị Liên.... - H. : Thanh niên, 2017. - 314 tr. ; 21 cm
     ĐTTS ghi: Bảo tàng Hồ Chí Minh; Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.   
     Tóm tắt: Giới thiệu những bài viết về vấn đề: Đảng, đoàn kết, thương binh liệt sỹ, thanh niên,... trong bản Di chúc của Hồ Chí Minh
     Phân loại: 335.4346 / H419T
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.039515
                          Kho Mượn: M.051418-51419
                          Kho luân chuyển: LC.030805-30809
     Từ khoá: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Di chúc; Giá trị nhân văn; Việt Nam

10. Hồ Chí Minh. Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh / Hồ Chí Minh. - H. : BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 1989. - 59 tr. : 1 chân dung ; 21 cm.     s66252
     Tóm tắt: Toàn văn thông báo của Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam về một số vấn đề liên quan đến di chúc và ngày qua đời của Hồ Chủ Tịch; Bút tích và nguyên văn các bản di chúc của Bác; Điếu văn vủa BCHTW Đảng lao động Việt Nam
     Phân loại: 335.4346 / D300C
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.008595
                          Kho Mượn: M.008496
     Từ khoá: Hồ Chí Minh; 1890-1969; Di chúc; Việt Nam; Danh nhân thế giới

11.  Hồ Chí Minh và bản di chúc trường tồn lịch sử. - H. : Thanh Niên, 2010. - 283 tr. ; 21 cm. - (Bộ sách kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh)
     ĐTTS ghi: Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
     Tóm tắt: Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh giá trị lý luận và thực tiễn ; Chiến lược con người trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ; Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thương binh, liệt sĩ trong di chúc...
     Phân loại: 335.4346 / H450C
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.031204
                          Kho Mượn: M.038831-38832
     Từ khoá: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh(1890-1969); Đạo đức cách mạng; Di chúc

12. Hồ Chí Minh. Vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội / Hồ Chí Minh. - In lần thứ 3. - H. : Sự thật, 1976. - 345 tr. : ảnh ; 22 cm
     Tóm tắt: Gồm một số bài nói và bài viết của Hồ Chủ Tịch từ 1920 đến năm 1969. Giup chúng ta thấy rõ Hồ Chủ tịch là người Việt Nam đầu tiên đã tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin và truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin vào Việt Nam. Người đã đề ra đường lối cách mạng dân tộc dân chủ, thực hiện độc lập dân tộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển TBCN.
     Phân loại: 335.4346 / V300Đ
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.013900
     Từ khoá: Hồ Chí Minh;  1890-1969; Tuyên ngôn độc lập; Di chúc; Lời kêu gọi; Bài nói chuyện; Diễn văn; Tác phẩm

13 . 35 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - H. : Chính trị Quốc gia, 2004. - 828 tr. : ảnh ; 24 cm
     Tóm tắt: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện Di chúc của Người. Các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về thực hiện Di chúc và các bài xã luận, nghiên cứu về thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
     Phân loại: 335.4346 / B100M
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.019835-19836
     Từ khoá: Hồ Chí Minh;  1890-1969; Di chúc

14.  50 năm di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh - Những giá trị còn mãi / Lam Hạnh biên soạn. - H. : Thanh niên, 2019. - 196 tr. ; 21 cm
     Phân loại: 335.4346 / N114M
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.042444
                          Kho Mượn: M.056070-56071
     Từ khoá: Hồ Chí Minh; 1890-1969; Chính trị gia; Tưởng tưởng Hồ Chí Minh; Di chúc; Lịch sử; Việt Nam

15.  50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) = 50 years of implementing president Ho Chi Minh's testament. - H. : Thông tấn, 2019. - 280 tr. ; 25 cm
     ĐTTS ghi: Thông tấn xã Việt Nam
     Tóm tắt: Giới thiệu Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam qua 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
     Phân loại: 335.4346 / N114M
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.041393
                          Kho Mượn: M.054362
     Từ khoá: Hồ Chí Minh (1890-1969); Lãnh tụ cách mạng; Chính trị gia; Di chúc; Ssách ảnh; Sách song ngữ; Bút tích

16.  50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019): "Mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước" / Phan Thị Ánh Tuyết, Đặng Thị Mai Anh sưu tầm, tuyển chọn. - H. : Dân trí, 2021. - 199 tr. ; 19 cm.     sLC.037852
     Tóm tắt: Giới thiệu về tấm gương của Bác, về con người Bác, chân dung Bác cho chúng ta một di sản quý báu về tư tưởng và đạo đức của một người cách mạng trong thời đại mới
     Phân loại: 335.4346 / N114M
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.043518
                          Kho Mượn: M.057677-57679
                          Kho luân chuyển: LC.037852-37855
     Từ khoá: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Di chúc; Hồ Chí Minh;  1890-1969; Chính trị gia; Đạo đức hồ Chí Minh; Đạo đức cách mạng; Việt Nam

17.  50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1969 - 2019 / Tăng Bình, Ái Phương sưu tầm và hệ thống. - H. : Hồng Đức, 2019. - 416 tr. ; 27 cm
     Phân loại: 335.4346 / N114M
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.042417
     Từ khoá: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Di chúc; Hồ Chí Minh;  1890-1969; Chính trị gia; Danh nhân văn hóa thế giới; Lịch sử

18.  50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1969 - 2019: Bác Hồ với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ đát nước / Phan Thị Ánh tuyết sưu tầm, tuyển chọn. - H. : Dân trí, 2021. - 199 tr. ; 19 cm.     sLC.037848
     Tóm tắt: Gồm những bài viết viết về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh: giáo dục lòng yêu nước, sức mạnh của chủ nghĩa xã hội...
     Phân loại: 335.4346 / N114M
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.043517
                          Kho Mượn: M.057674-57676
                          Kho luân chuyển: LC.037848-37851
     Từ khoá: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Di chúc; Hồ Chí Minh;  1890-1969; Chính trị gia; Sự nghiệp đổi mới; Phát triển; Việt Nam

19. Nguyễn Trọng Nghĩa. Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh soi sáng con đường cách mạng Việt Nam / Nguyễn Trọng Nghĩa. - H. : Quân đội nhân dân, 2019. - 416 tr. ; 21 cm
     Thư mục cuối chính văn.    
     Tóm tắt: Khăng định nội dung, giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thực mà di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ; Khái quát thành tựu, kết quả đạt được trong 50 năm thực hiện di chúc của Người(1969-2019)
     Phân loại: 335.4346 / D300C
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.041559
                          Kho Mượn: M.054442-54443
                          Kho luân chuyển: LC.034150-34154
     Từ khoá: Hồ Chí Minh; 1890-1969; Lãnh tụ cách mạng; Việt Nam; Di chúc

20. Phạm Văn Đồng. Học Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta học gì / Phạm Văn Đồng. - H. : Chính trị quốc gia, 2008. - 91 tr. ; 21 cm. - ( Tủ sách Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
     Tóm tắt: Giới thiệu một số bài nói và bài viết của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một trong những người học trò xuất sắc nhất, một trong những người bạn chiến đấu gần gũi nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh
     Phân loại: 335.4346 / H419C
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.028902
                          Kho Mượn: M.035717-35718
     Từ khoá: Quan điểm; Hồ Chí Minh;  19890-1969; Học tập; Đạo đức cách mạng; Di chúc

21.  Thực hiện di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh / Khánh Linh tuyển chọn. - H. : Dân trí, 2020. - 195 tr, ; 21 cm. - (Tủ sách rèn luyện nhân cách sống).    
     Tóm tắt: Giới thiệu nguyên văn bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1965, 1968 và 1969; các bài viết thực hiện theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
     Phân loại: 335.4346 / TH552H
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.046942
                          Kho Mượn: M.063028-63031
                          Kho luân chuyển: LC.042844-42848
     Từ khoá: Hồ Chí Minh;  1890-1969; Lãnh tụ cách mạng; Chính trị gia; Di chúc; Thực hiện; Việt Nam

22.  Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác : Tài liệu phục vụ sinh hoạt chi đoàn và đoàn cơ sở / Biên soạn: Ban Tư tưởng - Văn hóa TW Đoàn. - In lần thứ 2. - H. : Thanh niên, 2007. - 126 tr. ; 19 cm
     ĐTTS ghi: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
     Tóm tắt: Gồm một số văn bản chỉ đạo như Chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn, bài phát biểu... và một số tư liệu tham khảo
     Phân loại: 324.2597014 / T515T
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.028894
                          Kho Mượn: M.035701-35702
     Từ khoá: Văn bản pháp qui; Chỉ đạo; Tuổi trẻ; Di chúc; Thanh niên; Đạo đức; Hồ Chí Minh(1890-1969); Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Việt Nam; Học tập

23.  Tuổi trẻ Việt Nam thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh / Vũ Mão, Trần Minh Trưởng, Nguyễn Thị Phương Hoa.... - H. : Thanh niên, 2019. - 318 tr. ; 21 cm.  
     Tóm tắt: Gồm các bài viết phân tích sâu chuyên đề Tuổi trẻ Việt Nam thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức phong trào hành động cách mạng, về giáo dục đạo đức cho thanh niên, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên. Di chúc của Hồ Chí Minh với việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng đời sau, và rèn luyện phong cách người cán bộ trẻ các cơ quan trung ương theo tư tưởng Hồ Chí Minh...
     Phân loại: 335.4346 / T515T
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.041918
                          Kho Mượn: M.054868-54869
                          Kho luân chuyển: LC.034675-34679
     Từ khoá: Hồ Chí Minh; Tuổi trẻ; Lãnh tụ Cách mạng;  chính trị gia; Di chúc; Việt Nam

24. Tô Lâm. 50 năm Công an nhân dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh / Tô Lâm. - Xuất bản lần thứ 2. - H. : Chính trị Quốc gia, 2019. - 198 tr. ; 21 cm
     Thư mục: tr. 190-195
     Tóm tắt: Trình bày quá trình ra đời, những nội dung chủ yếu, giá trị lý luận và thực tiễn bản Di chúc của Chủ tích Hồ Chí Minh; kết quả và bài học kinh nghiệm thực hiện Di chúc của Người trong lực lượng Công an nhân dân những năm qua; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh học tập, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lực lượng Công an nhân dân thời gian tới
     Phân loại: 363.209597 / N114M
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.046443
                          Kho Mượn: M.062062-62063
     Từ khoá: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Công an nhân dân; Di chúc

25.  Chuyện kể về Người : Kỷ niệm 50 năm học tập Di chúc của Hồ Chủ tịch / Biên soạn: Vũ Quang Vinh, Vũ Thị Thu Ngân, Phạm Vân. - H. : Dân trí, 2017. - 239 tr. ; 21 cm.    
     Phân loại: 895.9222408 / CH527K
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.040409
                          Kho Mượn: M.052382-52383
                          Kho luân chuyển: LC.032246-32249
     Từ khoá: Hồ Chí Minh;  1980-1969; Học tập; Di chúc; Truyện kể

26.  40 năm thực hiện di chúc Bác Hồ. - Lào Cai : Trường Chính trị tỉnh Lào Cai, 2010. - 131 tr. ; 19 cm
     ĐTTS ghi: Trường Chính trị tỉnh Lào Cai
     Tóm tắt: Tập hợp các bài phát biểu, báo cáo, tham luận tại Hội thảo " 40 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ"  do Trường chính trị tỉnh Lào Cai tổ chức
     Phân loại: 959.716704 / B454M
     Ký hiệu kho: Kho Địa chí: DC.000742-743
     Từ khoá: Hồ Chí Minh (1890-1969); Di chúc; Hội thảo; Lào Cai; Việt Nam

27.  Chủ tịch Hồ Chí Minh : Tuyển chọn một số bài viết và nói chuyện. - H. : Thanh niên, 2004. - 403 tr. ; 21 cm
     ĐTTS ghi: Trung tâm Unesco phổ biến kiến thức văn hoá giáo dục cộng đồng.    
     Tóm tắt: Giới thiệu một số bài viết và nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1920 - 1969
     Phân loại: 959.704092 / CH500T
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.019303
                          Kho Mượn: M.023728-23729
     Từ khoá: Báo cáo; Lời kêu gọi; Thư tịch; Di chúc; Tham Luận; Diễn văn; Hồ Chí Minh;  1890-1969

28.  Lào Cai làm theo lời Bác / Giàng Seo Phử, Lương Xuân Mầu, Nguyễn Văn Văn sưu tầm biên soạn. - H. : Chính trị quốc gia, 1999. - 228 tr. ; 19 cm
     ĐTTS ghi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
     Tóm tắt: Gồm những bức thư, bài nói, bài viết của Người đối với Lào Cai từ năm 1945 đến năm 1962, cùng những bài nghiên cứu, hồi ký của các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các tác giả, điểm lại những thành tựu trên một số mặt của Lào Cai sau 40 năm làm theo lời Bác
     Phân loại: 959.7167 / L108C
     Ký hiệu kho: Kho Địa chí: DC.000850
     Từ khoá: Hồ Chí Minh (1890-1969); Di chúc; Bài phát biểu; Bài viết; Lào Cai; Địa chí

29. Vũ Kỳ. Bác Hồ viết di chúc : Hồi ký / Vũ Kỳ ; Thế Kỷ ghi. - H. : Sự thật, 1989. - 110 tr. ; 19 cm.    
     Tóm tắt: Hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ, kể lại quá trình Bác Hồ viết di chúc (từ năm 1965 đến khi Bác mất)
     Phân loại: 959.704092 / B101H
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.008667
                          Kho Mượn: M.008561
     Từ khoá: Hồi kí; Hồ Chí Minh;  1890-1969; Di chúc; Danh nhân thế giới; Việt Nam

30. Vũ Kỳ. Bác Hồ Viết di chúc : Hồi ký / Vũ Kỳ, Thế Kỷ ghi. - Tái bản. - H. : Chính trị quốc gia, 1999. - 128tr. ; 19 cm
     Phân loại: 959.704092 / B101H
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: D.016003
                          Kho Mượn: M.017953-17954
     Từ khoá: Hồ Chí Minh;  1890-1969; Di chúc; Hồi kí

31. Vũ Kỳ. Bác Hồ viết di chúc và di chúc của Bác Hồ : Hồi kí / Vũ Kỳ ; Thế Kỷ ghi. - Tái bản lần thứ 8. - H. : Kim Đồng, 2017. - 158 tr. ; 19 cm
     Phân loại: 959.704092 / B101H
     Ký hiệu kho: Kho Đọc: DTN.003205
                          Kho Thiếu nhi: TN.027366-27367
     Từ khoá: Hồ Chí Minh;  1890-1969; Lãnh tụ Cách mạng; Chính trị gia; Di chúc; Hồi kí; Việt Nam; Sách thiếu nhi
 

Nguồn tin: Phòng NV,CN&TT:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Văn Bản

16/2023/TT-BVHTTDl

Thông tư ban hành quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế kỹ thuật và hướng dẫn triển khai thực hiện

Thời gian đăng: 16/09/2024

lượt xem: 478 | lượt tải:85

16/2023/TT-BVHTTDL

Thông tư 16/2023/TT-BVHTTDL

Thời gian đăng: 16/09/2024

lượt xem: 278 | lượt tải:52

25/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND Bổ sung điểm c khoản 2 Điều 9 của quy định về các loại phí

Thời gian đăng: 16/09/2024

lượt xem: 451 | lượt tải:77

07/2023/TT-BVHTTDL

Thông tư 07/2023/TT-BVHTTDL

Thời gian đăng: 16/09/2024

lượt xem: 266 | lượt tải:52

1346/QĐ-BVHTTDL

Bộ VHTTDL Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030”

Thời gian đăng: 16/09/2024

lượt xem: 654 | lượt tải:228
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây